Bệnh FIP Ở Mèo | Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Có Chữa Được Không?

 

Nếu bạn đang sở hữu một chú mèo cưng thì chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy căn bệnh FIP ở mèo rồi đúng không nào? Vậy căn bệnh này có thật sự nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng nào để xác định mèo bị bệnh này?

Hãy cùng FagoPet khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh FIP là gì?

Bệnh FIP ở mèo

Thật sự đã có rất nhiều người băn khoăn không biết bệnh FIP ở mèo là bệnh gì? Bởi vì căn bệnh này không quá phổ biến và cũng có ít chú mèo bị nhiễm căn bệnh này. Tuy nhiên căn bệnh này đã xuất hiện từ rất lâu đời và điểm đáng sợ là khi mắc phải căn bệnh này thì tỷ lệ tử vong trên mèo có thể lên tới 98%.

Bệnh FIP ở mèo còn được gọi là bệnh viêm phúc mạc là một căn bệnh được gây ra bởi một loại virus có tên là Corona viết tắt là FCoV (tên tiếng Anh đầy đủ là Feline Corona). 

Chắc hẳn khi nghe tên loại virus gây ra căn bệnh này sẽ nhiều người lầm lẫn rằng đó là virus Coronavirus (NCo vid 19) - một loại virus cực kỳ đáng sợ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên đây là 2 loại virus hoàn toàn khác nhau. Và FCoV là một loại virus được truyền nhiễm qua phân mèo, chúng tìm thấy ở những nơi có nhiều mèo sinh sống và phân mèo không được dọn dẹp thường xuyên.

2. Nguyên nhân xuất hiện bệnh viêm phúc mạc ở mèo

2.1. Nguyên nhân phổ biến

Bệnh FIP ở mèo

Như chúng ta vừa tìm hiểu thì bệnh viêm phúc mạc ở mèo xảy ra do virus thuộc chủng Coronavirus gây nên. Và bất cứ giống mèo nào mang trong mình loại virus này đều có nguy cơ phát triển trở thành bệnh FIP. Tuy nhiên với những chú mèo có hệ miễn dịch yếu thì khả năng phát triển thành bệnh nhiều hơn.

Cụ thể các trường hợp dễ mắc bệnh FIP là:

  • Mèo con, mèo đã bị nhiễm vi-rút bệnh bạch cầu mèo ( FeLV ).

  • Mèo trong tình trạng stress do mới được nhận nuôi, mới triệt sản, mới chuyển nhà…

  • Mèo bị nhốt, nuôi ở trong môi trường chật hẹp với số lượng đông…

  • Mèo dưới hai tuổi.

Nguồn lây bệnh chính của căn bệnh này là từ phân mèo. Khi bắt đầu mắc bệnh thì lượng virus sẽ được đào thải ra môi trường sau 1 tuần và tiếp tục trong vòng một vài tuần hoặc hàng tháng. Thậm chí có những trường hợp mèo mắc bệnh thải virus liên tục cả đời.

2.2. Nguyên nhân khác

Bệnh FIP ở mèo

Mèo bị lây nhiễm do gửi ở khách sạn chó mèo không đảm bảo chất lượng. Lý do là vào những ngày chủ nuôi bận rộn cho công việc, cho gia đình, bạn bè, người thân thì họ thường gửi mèo cho những cơ sở chăm sóc. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của ngành nghề này thì không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng.

Có những nơi họ chỉ nhận nuôi mèo nhưng lại không chịu đầu tư cơ sở vật chất hoặc có cơ sở vật chất nhưng lại không thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn. Do đó chỉ cần 1 chú mèo trong khách sạn bị nhiễm bệnh là nguy cơ lây lan virus là cực lớn. Lúc này nếu không may mắn thì bé mèo của bạn rất dễ bị nhiễm bệnh FIP. 

3. Cách ngăn ngừa bệnh FIP ở mèo

Bệnh FIP ở mèo

Với những gì chúng ta vừa tìm hiểu thì bạn sẽ lo lắng rằng không biết bệnh FIP ở mèo có chữa được không đúng không? Và do đây là một căn bệnh thật sự nguy hiểm có ảnh hưởng lớn tới tính mạng của mèo nên các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất ra vắc xin phòng bệnh này.

Tuy nhiên không phải bất cứ chú mèo nào sau khi được tiêm vắc xin đều có thể miễn nhiễm với bệnh. Do đó nếu bạn đang sở hữu một chú mèo xinh xắn thì tốt nhất hãy tìm cách ngăn ngừa căn bệnh này bằng những cách dưới đây: 

  • Rửa sạch khay đựng nước uống, thức ăn hàng ngày của từng chú mèo.

  • Dọn dẹp không gian sống sạch sẽ, dọn hết thức ăn thừa sau mỗi ngày cũng như thường xuyên dọn sạch phân mèo.

  • Dùng các dung dịch diệt vi khuẩn phun xung quanh không gian sống của mèo.

  • Không cho mèo sử dụng chung khay đựng thức ăn, nước uống.

  • Lựa chọn nơi cung cấp cát vệ sinh đúng chất lượng, an toàn đặc biệt là phải khử khuẩn, làm sạch thường xuyên…

  • Hãy giữ cho tâm trạng mèo luôn vui vẻ, không được để chúng quá căng thẳng. Hạn chế nuôi mèo ở trong không gian hẹp và tránh trường hợp mèo mâu thuẫn, đánh nhau.

Trường hợp bạn phát hiện mèo của bạn không may bị nhiễm bệnh FIP thì cần phải cách ly chúng khỏi những con mèo còn lại. Trường mèo mèo qua đời thì hãy phun khử khuẩn và kiểm tra thường xuyên xem các chú mèo còn lại có bị nhiễm bệnh hay không? Sau 3 tháng nếu không thấy virus xuất hiện thì mới được đưa thêm mèo mới về.

Đặc biệt hãy cho mèo chỉ chơi trong khu vực xung quanh nhà, không được đưa mèo ra ngoài, nhất là để mèo tiếp xúc với mèo hoang bạn nhé.

Bên cạnh các cách phòng ngừa thông thường ở trên thì mỗi khi đi xa, có việc bận bạn nên gửi mèo đến các khách sạn chó mèo chất lượng như FagoPet chẳng hạn. Tại sao lại là FagoPet ư? Rất đơn giản. Hiện nay FagoPet chính là một trong những cơ sở chăm sóc thú cưng đạt chuẩn 5 sao hàng đầu ở TPHCM.

  • Tại FagoPet có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Mỗi 1 chú mèo khi được gửi tại FagoPet sẽ được nhốt vào 1 chuồng riêng biệt.

  • FagoPet thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại, khu vực khuôn viên,...bằng những sản phẩm diệt khuẩn chất lượng nhất.

  • FagoPet có đội ngũ bác sĩ giỏi kinh nghiệm sẽ phát hiện ra căn bệnh viêm phúc mạc ở mèo sớm nhất để từ đó có những phương án chữa trị kịp thời nhất.

  • Trước khi gửi vào FagoPet, bé cưng sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát và tất nhiên FagoPet sẽ không bao giờ nhận những chú mèo đang mang trong mình mầm bệnh nguy hiểm.

4. Triệu chứng bệnh FIP ở mèo

Bệnh FIP ở mèo

Hầu hết thì bệnh FIP ở mèo ban đầu sẽ không có dấu hiệu nào biểu hiện ở bên ngoài tuy nhiên sẽ có một số trường hợp mèo tiêu chảy vài ngày hoặc có thể nôn mửa. Tuy nhiên chúng ta sẽ bị nhầm lẫn chúng với bệnh đường ruột thông thường.

Sau một khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần sau khi nhiễm bệnh thì mèo sẽ có có những triệu chứng xảy ra. Và khi mắc bệnh FIP mèo triệu chứng như thờ ơ, chán ăn hoặc bỏ ăn thậm chí là bị sút cân và bị sốt. Căn bệnh này sẽ có 2 biểu hiện:

  • FIP ướt: Với trường hợp này thì các chất lỏng của virus sẽ tích tụ ở trong các khoang cơ thể của mèo như ổ bụng và làm cho bụng sưng lên. Hoặc ở trong khoang ngực khiến ngực sưng và mèo bị khó thể. Chất lỏng tích tục sẽ có màu vàng nên dễ bị nhầm lẫn với bệnh gan hoặc ung thư gan.

  • FIP khô: Đối với trường hợp này sẽ gây ra các tổn thương viêm mãn tính xung quanh các mạch máu thường là xung quanh cơ thể. Chúng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến 30% mắt và 30% nào nên cực kỳ nguy hiểm. Ngoài ra chúng còn có thể làm ảnh hưởng tới gan, thận và phổi.

5. Cách điều trị FIP ở mèo

Để biết bé mèo nhà mình có bị mắc bệnh hay không thì bạn cần phải làm test FIP ở mèo. Nếu như chúng chỉ nhiễm virus FCoV thông thường thì thì bạn sẽ không phải điều trị do hệ thống miễn dịch trong mèo sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus. Tất nhiên sẽ vẫn có những chú mèo bị tái phát bệnh hoặc không bao giờ lành bệnh thì bắt buộc phải sử dụng các loại kháng sinh để tránh cho mèo bị nhiễm trùng.

Bệnh FIP ở mèo

Còn một số mèo khi mắc virus đột biến và trở thành căn bệnh FIP thì cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. Bởi khi nhiễm bệnh thì 98% mèo sẽ chết. Hiện tại thì không có cách chữa bệnh fip ở mèo khỏi hoàn toàn và cũng chưa có chích ngừa FIP cho mèo.

Vì thế điều duy nhất mà chúng ta có thể thực hiện đó là sử dụng các loại thuốc để giảm triệu chứng và giảm sự đau đớn của mèo. Chẳng hạn dùng chống viêm như corticosteroid (prednisolone) kết hợp với một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (cyclophosphamide) để tạm thời làm giảm viêm và cải thiện tình trạng của mèo.

6. Bệnh Fip ở mèo có lây không?

Chắc hẳn đây là điều mà rất nhiều người quan tâm đúng không nào. Và bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé loại virus này chỉ gây ảnh hưởng đến mèo chứ không lay lan cho các loại động vật khác và con người.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh FIP ở mèo - một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và chưa có thuốc chữa trị. Vì thế để bảo vệ tính mạng cho mèo cưng của mình tốt nhất thì bạn hãy chú ý đề phòng để ngăn chặn mèo nhiễm bệnh nhé. Chúc cho bé mèo của các bạn luôn luôn khỏe mạnh.

Bài viết có hữu ích với bạn không?
Hữu ích
Không hữu ích

Fago Pet

26/1 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM

0929894774 Fagopet

info@fagopet.vn Fagopet

Bình luận Bệnh FIP Ở Mèo | Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Có Chữa Được Không?
Bạn cảm thấy sản phẩm như thế nào?(chọn sao nhé)

Tuyệt vời

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Chưa tốt