Mèo Bị Rận | Nguyên Nhân | Dấu Hiệu | Cách Chữa Trị

Những bạn mèo nhỏ, mèo già, mèo vô cư chính là những đối tượng tấn công chủ yếu của rận mèo. Hoặc nếu bạn mèo của bạn tiếp xúc với mèo bị rận thì hiện tượng này rất dễ xảy ra. 

Vậy làm sao để nhận biết hiện tượng này? Và chúng có lây sang người hay không? Mời các bạn hãy cùng FagoPet nghiên cứu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về rận mèo

1.1. Rận mèo là gì?

Rận mèo là một loại ký sinh sống ở lẫn ở trong lớp lông mèo. Những bạn mèo bị rận sẽ bị ngứa ngáy và cực kỳ khó chịu do bị sinh vật ký sinh này cắn và hút máu ở trên da. Mèo nhà bạn sẽ có biểu hiện gãi, cắn liên tục vào da khiến cho bộ lông bị rụng đồng thời vùng da bị tổn thương nghiêm trọng.

Trường hợp bị rận lâu ngày có thể sẽ khiến cho mèo bị nhiễm trùng thậm chí là các bệnh lý khác như ghẻ, giun sán,nấm…

1.2. Rận mèo có lây sang người được không?

Để tồn tại, sinh trưởng và phát triển thì rận mèo sẽ hút máu mèo do vậy chúng có thể hút máu người tuy nhiên máu người lại không phải là món khoái khẩu của chúng. Chính vì thế dù rận mèo có thể cắn người nhưng cơ thể con người sẽ không phù hợp cho rận mèo sinh sản. 

Tuy nhiên do rận mèo vẫn hút máu người nên nếu gia đình bạn nuôi mèo và có trẻ nhỏ thì hãy đảm bảo không xuất hiện rận ở trên cơ thể mèo. Ngoài ra các bạn nhỏ cũng cần được chơi ở các khu vực thoáng mát, sạch sẽ bởi biết đâu rận vẫn còn ẩn nấp ở đâu đó xung quanh.

Có thể bạn quan tâm: Khách sạn chó mèo uy tín tại FagoPet

2. Nguyên nhân mèo bị rận

Rận mèo chỉ lây từ mèo sang mèo mà không lây cho các loài khác. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến loài sinh vật ký sinh này xuất hiện trên cơ thể mèo:

  • Môi trường mèo sinh sống quá kém vệ sinh.

  • Vì một lý do nào đó mà bạn mèo không thể tự mình liếm lông.

  • Do mèo tiếp xúc với bạn mèo bị rận.

  • Do mèo tiếp xúc với đồ dùng của mèo bị nhiễm rận.

3. Dấu hiệu mèo bị rận

Để nhận biết sự xuất hiện của loại sinh vật nhỏ bé này ở trên cơ thể mèo thì bạn có thể vạch lông mèo ra và tìm kiếm chúng. Khi đó nếu như không may chú mèo nhà bạn đã bị rận tấn công thì bạn có thể tìm thấy cả trứng, ấu trùng và rận trưởng thành nữa.

Dưới đây là một số dấu hiệu mèo bị rận giúp bạn dễ dàng nhận biết:

  • Mèo gãi nhiều và thi thoảng cắn lên da.

  • Mèo bị rụng lông ở vùng cổ, tai, háng và hậu môn.

  • Lông mèo bị khô rối.

  • Xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu hoặc màu trắng ở trên da và lông thú cưng (nhất là đối với phần gốc lông ở gần da).

4. 5+ cách chữa trị cho mèo bị rận cắn

Nếu như bạn phát hiện bé mèo bị rận cắn thì bạn cần phải có những biện pháp để chữa trị cho thú cưng của mình càng sớm càng tốt để cho các bạn ấy được khỏe mạnh. Dưới đây là những cách trị rận cho mèo mà bạn có thể tham khảo và áp dụng nhé:

4.1. Dùng thuốc xịt khử trùng

Thuốc xịt khử trùng là một loại thuốc có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn các loại vi khuẩn có hại cùng các ấu trùng ký sinh ở trên cơ thể mèo.

Do đó nếu mèo bị chấy rận cắn thì bạn có thể sử dụng loại thuốc này xịt trực tiếp lên cơ thể mèo để thanh trùng cơ thể mèo và bạn cũng có thể xịt ở trong môi trường sống của mèo để tăng hiệu quả diệt trừ rận và giảm khả năng bạn mèo bị tái nhiễm giận.

4.2. Dùng sữa tắm trị rận

Để thực hiện bạn cần chuẩn bị chậu nước ấm và một miếng bọt biển để  tắm mèo sạch hơn. Các bước để trị mèo bị rận như sau:

  • Bước 1: Cho một chút sữa tắm ra miếng bọt biển hoặc ra tay tạo bọt rồi xoa đều lên khắp cơ thể mèo.

  • Bước 2: Để xà phòng trên cơ thể mèo từ 50 - 90 giây để đạt quả diệt rận tối đa.

  • Bước 3: Tráng lại cho mèo bằng nước ấm thật kỹ.

  • Bước 4: Dùng khăn bông to lau sạch lông mèo rồi sấy khô lông. Ngoài ra để tăng hiệu quả diệt trừ rận thì bạn có thể rắc một chút baking soda hoặc phấn rôm lên lông mèo. Các chất này sẽ khiến cho rận bị mất nước và có thể bị chết.

Bạn nên áp dụng phương pháp này thường xuyên để giúp cho bé mèo không bị tái nhiễm rận đồng thời đảm bảo vệ sinh cho các bạn ấy nhé.

4.3. Sử dụng dung dịch nước chanh

Phương pháp trị mèo bị rận cắn này khá đơn giản khi bạn chỉ cần tắm cho mèo thật sạch sẽ rồi chuẩn bị nước chanh và cốc nước lọc rồi trộn 2 dung dịch này thành một hỗn hợp và cho vào bình xịt. Tiếp theo xịt trực tiếp lên cơ thể của mèo rồi xoa đều lớp lông vừa xịt. Nước chanh sẽ giống như một chất diệt khuẩn ở trên bề mặt da mèo giúp tiêu diệt rận và không gây hại cho sức khỏe của mèo. Cách trị rận cho mèo này khá đơn giản, dễ thực hiện và đặc biệt tiết kiệm.

4.4. Sử dụng thuốc trị rận

Hiện nay thị trường thuốc trị rận mèo có khá nhiều dạng nhưng phổ biến nhất là dạng nhỏ gáy và dạng xịt. Tất nhiên tùy theo cơ địa của chú mèo mà chúng ta sẽ lựa chọn được loại thuốc phù hợp nhất.

Thuốc trị mèo bị chấy rận cắn sẽ có tác dụng làm tê liệt thần kinh của rận và ngay lập tức tiêu diệt các loại rận đồng thời giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại ấu trùng, trứng rận ở trên lông mèo.

Tuy nhiên về nồng độ và hàm lượng sử dụng thì bạn cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ thú y nhé.

4.5. Sử dụng vòng đeo cổ diệt rận

Đây là phương pháp diệt rận cho mèo an toàn và khá hiệu quả. Với các thành phần từ thiên nhiên thì khi đeo vào cổ thuốc sẽ ngay lập tức phát huy tác dụng diệt rận cùng các loại ấu trùng ký sinh ở trên cơ thể của mèo.

Bên cạnh đó vòng còn có công dụng giống như một loại phụ kiện trang trí làm mèo có vẻ ngoài thật ấn tượng. Thường thì vòng sẽ có thời hạn sử dụng từ 3 - 4 tháng tùy theo từng loại. Chú ý trong quá trình đeo không được cho thú cưng nhai hoặc ngậm vòng bởi nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo và làm giảm hiệu quả trị rận.

Xem thêm: Có nên cạo lông cho mèo

Trên đây là những phương pháp của FagoPet giúp những bạn mèo bị rận hết mọi ngứa ngáy và luôn sạch sẽ. Chúc các bạn áp dụng thành công nhé. Ngoài ra đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của FagoPet để có được những vật nuôi thông minh, khỏe mạnh và đáng yêu.

Bài viết có hữu ích với bạn không?
Hữu ích
Không hữu ích

Fago Pet

26/1 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM

0929894774 Fagopet

info@fagopet.vn Fagopet

Bình luận Mèo Bị Rận | Nguyên Nhân | Dấu Hiệu | Cách Chữa Trị
Bạn cảm thấy sản phẩm như thế nào?(chọn sao nhé)

Tuyệt vời

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Chưa tốt