Hướng Dẫn Cách Đỡ Đẻ Cho Mèo An Toàn Và Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
Mèo nhà bạn đang mang bầu những tháng cuối và nếu phải làm “bà đỡ bất đắc dĩ” chắc hẳn sẽ khiến bạn lo lắng và băn khoăn không biết mình nên phải làm gì đúng không nào? Đừng lo, hãy để FagoPet hướng dẫn bạn cách đỡ đẻ cho mèo từ A đến Z ngay tại nhà trong bài viết này nhé.
1. Dấu hiệu mèo mẹ sắp chuyển dạ
Trước khi tìm hiểu cụ thể về cách đỡ đẻ cho mèo thì bạn cần phải nắm bắt được những dấu hiệu của mèo mẹ sắp sinh nở để có những chuẩn bị phù hợp nhất.
Và như những gì mà FagoPet đã chia sẻ trước đây thì thời gian mang thai của mèo mẹ sẽ dao động khoảng 60 ngày (cộng, trừ khoảng 5 ngày). Và dưới đây là một số dấu hiệu dự báo mèo mẹ sắp sinh:
-
Làm ổ: Trước sinh 1 - 2 ngày, mèo mẹ sẽ tìm kiếm một nơi yên tĩnh và an toàn để sinh con. Mèo mẹ có thể lựa chọn chỗ bạn đã dọn sẵn hoặc tìm kiếm một nơi yên tĩnh hơn như phía sau tủ quần áo, dưới gầm giường…để sinh con.
-
Có sự thay đổi về hành vi: Mèo mè đi lại không ngừng, chải chuốt nhiều (nhất là ở bộ phận sinh dục), thở hổn hển và kêu gào cực nhiều. Ngoài ra chúng ta thể bỏ ăn.
-
Có sự thay đổi về thể chất: Thân nhiệt mèo có thể bị giảm xuống 37,7 độ C và mèo có thể bị nôn mửa. bụng mèo “tụt xuống”, núm vú to hơn, hồng hào hoặc sẫm màu hơn.
-
Một số dấu hiệu tích cực: Mèo kêu gào vì đau do các cơn co thắt và cử động của tử cung để di chuyển mèo con ra ngoài. Âm hộ của mèo chảy máu hoặc chất lỏng khác.
2. Hướng dẫn cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà
2.1. Chuẩn bị dụng cụ để đỡ đẻ cho mèo
Mèo mẹ là loại động vật rất kỵ hơi người lạ chính vì thế muốn có cách đỡ mèo đẻ chuẩn nhất thì bạn cần phải chuẩn bị cho mình đầy đủ dụng cụ, kiến thức thật tốt để mọi chuyện được dễ dàng và suôn sẻ hơn.
Các dụng cụ bạn cần chuẩn bị đó là:
-
Quần áo cũ hoặc khăn cũ dùng để lót ổ cho mèo con khi mới sinh.
-
Một chiếc khăn sạch: Được sử dụng để lau cho mèo mẹ và kích thích mèo con trong trường hợp cần thiết.
-
Ổ cho mèo mẹ sinh: Nơi sinh của mèo mẹ cần được lót quần áo, khăn hoặc chăn cũ.
-
Bông, băng gạc cùng thuốc sát trùng: Dùng để vệ sinh, sát trùng cho mèo mẹ và mèo con sau khi sinh.
-
Dung dịch Glucose: Giúp mèo mẹ hồi phục sức khỏe do rặn khi sinh.
-
Găng tay y tế: Bạn cần phải sử dụng để đảm bảo sự an toàn cũng như tránh tình trạng mèo mẹ bị nhiễm trùng.
-
Các dụng cụ y tế khác để hỗ trợ cắt rốn cho mèo con.
2.2. Hướng dẫn cách đỡ đẻ mèo tại nhà
Dù bạn rất muốn ra tay giúp đỡ mèo mẹ nhưng tốt nhất khi mèo đang sinh thì bạn hãy đứng từ xa để quan sát các công đoạn ấy. Bạn chỉ nên can thiệp nếu như thấy việc đó là thật sự cần thiết bởi rất có thể bạn sẽ bị mèo mẹ cắn và cào đó.
Vậy cách đỡ đẻ mèo chuẩn nhất là gì? Thật ra mèo con khi ra khỏi bụng mẹ sẽ được sinh ở trong màng ối và mèo mẹ sẽ tự mình liếm rách bọc ối đó và làm sạch cho mèo con. Trường hợp bạn thấy mèo mẹ đã quá đuối suối thì ngay lập tức hãy hỗ trợ cho mèo mẹ như sau:
-
Cẩn thận xé hoặc cắt màng túi sau đó dùng khăn chà nhẹ lên miệng và mũi của mèo con để kích thích sự hô hấp của các bạn ấy.
-
Dùng chỉ buộc chặt phần dây rốn để có thể cắt dây rốn nếu như mèo mẹ không thể tự làm được.
-
Mèo con sẽ tự tìm tới vú mẹ để bú sau khi đẻ xong tuy nhiên hãy chú ý quan sát để mèo mẹ không đè lên mèo con.
-
Mỗi một lần mèo đẻ sẽ cách nhau từ 30 - 60 phút. Do đó nếu bạn thấy thời gian lâu hơn thì cần kiểm tra thật kỹ nhé.
-
Sau khi mèo đẻ xong thì bạn cần kiểm tra xem có bị sót nhau thai không vì nếu sót sẽ cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng của mèo mẹ.
-
Cuối cùng hãy để lại không gian yên tĩnh cho mèo mẹ để bạn ấy tự chăm sóc con của mình. Ngoài ra bạn cần chú ý rằng khi sinh mèo mẹ sẽ mất rất nhiều sức cho việc hồi phục nên bạn hãy cho mèo mẹ ăn nhẹ cũng như uống thật nhiều nước nhé.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà rồi đó. Cũng không quá phức tạp giống như chúng ta tưởng tượng đúng không nào?
2.3. Kinh nghiệm đỡ đẻ cho mèo quan trọng bạn cần biết
Trường hợp mèo vỡ ối được 30 phút mà bạn vẫn chưa thấy có dấu hiệu sinh thì hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ thú y gần nhất để được hỗ trợ vì đây là cách đỡ đẻ cho mèo khó đẻ cần có chuyên môn nghề nghiệp cao.
Hoặc nếu bạn là người có tay nghề thì bạn có thể áp dụng như sau: Sử dụng băng gạc lót tay để hỗ trợ mèo mẹ lôi mèo con ra trong trường hợp mèo con bị tắc ở tử cung từ 10 phút trở lên. Không được để mèo con bị tắc quá lâu dẫn tới hiện tượng mạch máu dây rốn tắc làm mèo con bị thiếu oxy.
3. Một số vấn đề cần chú ý chăm sóc mèo mẹ sau sinh
Dù ca đẻ của bé mèo đã diễn ra hết sức thành công và thuận lợi nhưng bạn cũng không thể chủ quan mà bỏ qua những bước lưu ý như sau:
-
Tuyệt đối không được cố gắng kéo nhau thai ra trong quá trình mèo mẹ đang sinh nở.
-
Có nhiều mèo mẹ sẽ ăn nhau thai của mình sau khi sinh. Hãy nhớ đây là chuyện hết sức bình thường nên bạn không cần phải ngăn cản bởi nhau thai có khá nhiều dưỡng chất cho mẹ. Tuy nhiên cũng chỉ nên ăn từ 2 - 3 nhau thai vì ăn quá nhiều sẽ làm xuất hiện hiện tượng nôn mửa hoặc tiêu chảy.
-
Không được tắm cho mèo sau khi sinh
-
Đặt đồ ăn gần ngay ổ đẻ vì mèo mẹ mới sinh có thể không dậy nổi.
-
Cung cấp chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mèo mẹ để nâng cao sức khỏe đủ sức chăm sóc cho mèo con.
-
Đưa mèo mẹ đi kiểm tra trong vòng 24 giờ sau sinh.
-
Quan sát kĩ mèo con để đảm bảo các bé vẫn đang thích nghi tốt.
Trên đây là những hướng dẫn về cách đỡ đẻ cho mèo an toàn ngay tại nhà. Chúc các bạn áp dụng thành công. Ngoài ra nếu như mèo của bạn gần tới ngày sinh mà bạn lại có chuyến công tác hoặc một việc bận nào đó không thể ở nhà chăm sóc các bé thì hãy đưa bạn ấy đến với khách sạn chó mèo FagoPet - một địa chỉ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng mèo mẹ sắp sinh trong thời gian vừa qua.
Chắc chắn với sự chăm sóc tận tụy, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên chăm sóc của FagoPet, bạn sẽ được đón một đàn mèo khỏe mạnh ngay sau khi trở về nhà.