Mèo Bị Hen| Triệu Chứng, Cách Phòng Ngừa Và Biện Pháp Điều Trị Kịp Thời
- 1. Bệnh hen suyễn ở mèo là bệnh gì?
- 2. Dấu hiệu mèo bị hen suyễn
- 3. Nguyên nhân khiến cho mèo bị hen suyễn
- 4. Cơ chế gây ra bệnh hen ở mèo
- 5. Các mức độ hen của mèo
- 6. Đâu là giống mèo dễ mắc bệnh hen nhất
- 7. Cách chữa mèo bị hen suyễn
- 8. Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh hen cho mèo
- 9. Mèo bị hen có lây sang người không?
Mèo bị hen suyễn là một loại bệnh lý hay gặp ở loài động vật này với nguyên nhân từ tình trạng bất thường ở phế quản sau đó dẫn tới hiện tượng khó thở. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng của mèo vì thế chúng ta cần phải trang bị các kiến thức cần thiết về căn bệnh này nhé.
1. Bệnh hen suyễn ở mèo là bệnh gì?
Hen suyễn là tình trạng các phế quản nhỏ bị hẹp do quá trình viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính. Mèo bị hen sẽ gặp khó khăn trong việc lưu thông, trao đổi không khí nên bị ảnh hưởng tới hô hấp. Căn bệnh này sẽ dẫn tới sự thu hẹp của đường hô hấp, gây ra sự khó thở, nhất là khi thở ra.
Cùng với sự khó khăn đó là sự nhạy cảm quá mức của đường dẫn khí làm xuất hiện các cơn suyễn tái đi tái lại nhiều lần. Một số triệu chứng của đi kèm với căn bệnh hen suyễn là khó thở, khò khè, ho, nặng ngực…
Khi bệnh phát triển mèo có thể bị khó thở dẫn tới hiện tượng suy hô hấp. Đặc biệt, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn tới phổi và đe dọa đến tính mạng của mèo.
2. Dấu hiệu mèo bị hen suyễn
Để phát hiện xem bé mèo của mình có phải mắc bệnh hen suyễn hay không thì chúng ta hãy quan sát xem bạn ấy có các dấu hiệu như thở khò khè, thở khó khăn, nặng ngực và ho nhiều hay không. Ngoài ra các cơn ho do hen phế quản thường kéo dài rất dai dẳng từ 5 phút hoặc sẽ có tần suất 2 đến 3 lần/giờ.
Do khó thở nên mèo bị hen suyễn sẽ không thể thở bằng mũi như thông thường mà chúng thường há miệng để lấy không khí nhiều hơn. Hơi thở ở đây cũng rất yếu ớt. Ngoài ra khi để ý bạn sẽ thấy môi cùng nướu của mèo sẽ không còn đỏ hồng giống như bình thường mà chuyển thành màu xanh. Cơ thể của mèo cũng mệt mỏi, yếu ớt và kém hoạt bát hơn rất nhiều.
Trường hợp mèo bị hen nặng thì chúng có thể thở nhanh, thở gấp với tần suất 30 nhịp/phút.
3. Nguyên nhân khiến cho mèo bị hen suyễn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mèo bị hen, cụ thể như sau:
-
Do đường hô hấp của mèo bị viêm khi gặp phải các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng có tác động vào hệ thống miễn dịch của mèo.
-
Do các bệnh có liên quan tới ký sinh trùng.
-
Do mèo bị mắc bệnh béo phì.
-
Do mèo căng thẳng cực độ.
-
Ngoài ra do các bệnh lý có liên quan khác như ký sinh trùng đường hô hấp, nội ký sinh, suy tim, khối u, tiểu đường, viêm phổi…
4. Cơ chế gây ra bệnh hen ở mèo
Cơ chế gây ra tình trạng hen suyễn ở mèo được hình thành như sau:
Sự co thắt các cơ ở thành phế quản.
Quá trình sưng và phù nề lớp niêm mạc của phế quản.
Do phổi tiết ra quá nhiều chất dịch nhầy ở trong lòng phế quản.
Ngoài ra cơ chế hình thành của căn bệnh này còn là do phế quản có sự gia tăng quá mức các phản ứng với nhiều yếu tố khởi phát cơn hen. Điều này khiến cho đường thở trở nên dễ bị kích thích quá mức và gây ra phản ứng quá mức với một loạt các yếu tố khởi phát cơn hen. Chẳng hạn như: bụi nhà, khói thuốc lá, phấn hoa, các chất gây kích thích.
5. Các mức độ hen của mèo
Mèo bị hen sẽ được chia thành các mức độ nặng, nhẹ khác nhau, cụ thể như sau:
-
Nhẹ: Các triệu chứng hen xảy ra liên tục nhưng nó xuất hiện không phải mỗi ngày và nó cũng chưa có sự ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống bình thường hàng ngày của mèo.
-
Trung bình: Triệu chứng không xảy ra hàng ngày nhưng lại ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới cơ thể cũng như sinh hoạt của mèo và khiến cho mèo bị suy nhược.
-
Nặng: Triệu chứng hen xảy ra liên tục hàng ngày và nó gây ra tình trạng suy nhược cơ thể của mèo.
-
Đe dọa tính mạng: Đây là tình trạng mèo bị co thắt phế quản và gây ra khó thở nghiệm trọng. Từ đó dẫn tới hiện tượng thiếu oxy, khu vực mũi và môi chuyển từ màu hồng sang màu xanh. Lâu dần nó sẽ gây ra đe dọa tính mạng cho mèo.
Do đó ngay khi phát hiện mèo có triệu chứng nghi ngờ bị hen thì chúng ta phải tìm cách chữa mèo bị hen để tránh những hậu quả không mong muốn.
6. Đâu là giống mèo dễ mắc bệnh hen nhất
Những chú mèo có sức đề kháng kém, sức khỏe yếu thường là những giống mèo dễ mắc phải căn bệnh hen nhất. Chẳng hạn như:
Về độ tuổi: Mèo con và mèo già thường dễ mắc bệnh hơn so với mèo trưởng thành.
Về giới tính: Mèo cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với mèo đực.
Về giống mèo: Mèo Himalaya, mèo Xiêm và mèo lai giữa hai giống là những chú mèo có tỷ lệ mắc hen cao hen so với các giống mèo khác.
Mèo có bộ hoặc mẹ bị hen cũng là chú mèo dễ mắc bệnh bởi nguyên nhân di truyền.
7. Cách chữa mèo bị hen suyễn
Tùy theo tình trạng nghiêm trọng của bệnh khi mèo mắc phải mà chúng ta sẽ có những phương án chữa trị khác nhau. Tuy nhiên cho dù là cách chữa trị nào thì mục tiêu cũng là giảm tình trạng viêm đường thở và làm giãn đường hô hấp. Từ đó giúp làm giảm quá trình sản xuất chất nhầy để giúp cho mèo dễ thở hơn.
Dưới đây là một số cách chữa mèo bị hen thường được áp dụng:
-
Sử dụng thuốc Corticosteroid: Phương pháp này mang tới hiệu quả cao và tùy theo tình trạng riêng của từng bạn mèo mà chúng ta có thể cho uống hoặc tiêm.
-
Sử dụng các loại thuốc chữa hen khác: Steroid, Steroid dạng hít, Bronchodilators, thuốc kháng Histamin, thuốc vi lượng đồng căn, Leukotriene, thảo dược và các loại Vitamin. Đây là các loại thuốc có thể tiêm cho mèo hoặc cho mèo uống hoặc bôi thẩm thấu qua da.
-
Sử dụng thuốc làm giãn đường hô hấp: Albuterol, terbutaline. Tuy nhiên các thuốc này chỉ giúp giãn phế quản mà không làm giảm tình trạng viêm phổi. Chính vì thế chúng ta cần phải điều trị kết hợp để giảm hen cho mèo.
Hiện nay việc chữa hen cho mèo là một công đoạn rất quan trọng và nó có liên quan đến rất nhiều loại thuốc cũng như có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mèo. Do đó khi mèo bị hen bạn nên đưa các bé đi khám và tham khảo ý kiến chuyên gia để có những phương án chữa trị kịp thời nhé.
8. Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh hen cho mèo
Nếu như bạn không muốn nuôi mèo bị hen thì hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa vô cùng hiệu quả dưới đây:
-
Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng chống bệnh hen.
-
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mèo để kiểm tra tình trạng nội ký sinh.
-
Tạo môi trường thoải mái cho mèo. Thường xuyên dắt mèo đi dạo, cùng chơi đồ chơi…
-
Cho mèo có một chỗ ngủ thật ưng ý như chuồng, giường nệm và khách sạn chó mèo để cho mèo cảm thấy thật dễ chịu và an toàn.
-
Không lạm dụng chất khử mùi, chất tẩy rửa, nước thơm xịt phòng, keo xịt tóc…để giúp làm sạch không khí ở trong nhà.
-
Tạo một không gian sống có độ ẩm cho mèo.
-
Không được để mèo béo phì hoặc quá gầy.
-
Lựa chọn các loại thức ăn khoa học để có thể đảm bảo sức khỏe cho mèo tốt nhất.
-
Hạn chế cho mèo tiếp xúc với thuốc lá, khói bụi. Nếu mèo đã mắc bệnh hen thì tốt nhất cần phải tránh xa.
9. Mèo bị hen có lây sang người không?
Bệnh hen suyễn khi đã mắc phải thì nó sẽ có tác động không nhỏ tới chất lượng của cuộc sống. Do vậy không ít người cảm thấy lo lắng vì không biết mèo bị hen có lây sang người không bởi đây là loài thú cưng chúng ta tiếp xúc hàng ngày.
Tuy nhiên có một thực tế rằng mèo bị hen không phải do vi khuẩn hoặc do virus gây ra vì thế đây không phải là bệnh truyền nhiễm nên bạn không cần phải quá lo lắng nhé.
Trên đây là những thông tin của FagoPet giúp bạn chăm sóc và nuôi dưỡng những chú mèo bị hen tốt hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có được những chú mèo thật sự khỏe mạnh nhé.