Mèo Bị Nôn| Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Chữa Trị Tại Nhà
Khi nuôi “boss” mèo thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy cực lo lắng khi mèo bị nôn đúng không nào? Thật ra hiện tượng này đôi khi sẽ hết ngay chỉ sau một ngày và cũng có lúc là biểu hiện một dấu hiệu bệnh lý nào đó.
Vậy nguyên nhân nào khiến cho mèo bị nôn, cách chữa trị ra sao? Mời các bạn hãy cùng FagoPet khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân khiến cho mèo bị nôn
Mèo bị nôn có rất nhiều nguyên nhân bởi nó có thể đến từ cách bạn chăm sóc cho “boss”, từ chế độ ăn uống cho tới môi trường sống ở xung quanh mèo nữa. Tuy nhiên, tổng hợp lại thì một số nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng nôn ở mèo đó là:
-
Bụng yếu
-
Thay đổi chế độ ăn một cách đột ngột.
-
Mèo ăn phải dị vật gây vướng ở cổ họng.
-
Ăn quá nhanh và quá nhiều.
-
Ăn phải thức ăn ôi thiu và độc hại.
-
Mèo vô tình liếm phải các loại thuốc chẳng hạn như thuốc trị ve.
-
Say xe.
-
Dị ứng.
-
Mèo nôn ra dịch vàng do bệnh búi lông.
-
Rối loạn tiêu hóa.
-
Dấu hiệu một số bệnh lý nguy hiểm như suy thận cấp tính, ung thư, tiểu đường, suy gan, các loại bệnh nhiễm trùng khác…
Tóm lại khi mèo ói xong nhưng vẫn ăn uống bình thường và khỏe mạnh thì không có gì quá đáng ngại, có thể mèo chỉ mắc bệnh búi lông và chúng ta rất dễ dàng chữa trị cho mèo. Trường hợp mèo ói liên tục kèm theo hiện tượng lười vận động, chán ăn thì ngay lập tức bạn cần mang mèo đến các phòng khám thú y để được chữa trị và hỗ trợ kịp thời nhé.
2. Các triệu chứng thường gặp khi mèo nôn
Khi mèo bị nôn thường sẽ gặp phải các triệu chứng dưới đây:
-
Chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn.
-
Mèo kêu liên tục.
-
Liếm và nhai quá mức.
-
Chảy nước dãi, đi vòng quanh khi muốn ói.
Trường hợp mèo nôn quá nhiều thì có thể kèm theo đó là một số bệnh lý sau mà bạn cần phải đưa các bạn ấy đi gặp bác sĩ thú y ngay:
-
Mất nước và bỏ ăn.
-
Tiêu chảy liên tục.
-
Di chuyển yếu ớt
-
Sụt cân
-
Có máu trong bãi nôn
3. Hướng dẫn cách điều trị mèo bị nôn
Cho dù mèo nôn ra bọt trắng, thức ăn, dịch vàng hay dịch nâu…thì tốt nhất bạn hãy đưa các bạn ấy đến gặp bác sĩ thú y để có những phương án điều trị tốt nhất nhé.
Ngoài ra bạn nên tìm hiểu và loại bỏ những nguyên nhân có thể làm cho bạn mèo của chúng ta bị nôn chẳng hạn như từ chế độ ăn, mèo ăn nhầm các thực phẩm ôi thiu, không tốt cho hệ tiêu hóa, thức ăn có chứa nhiều hóa chất…Hãy điều tiết lại lượng thức ăn cho mèo ở mức độ vừa phải, tránh quá nhiều để giúp ổn định cho hệ tiêu hóa.
Nếu mèo nôn ra dịch nâu, dịch vàng, thức ăn…ở mức độ nặng hơn thì các bác sĩ có thể áp dụng một số cách chữa trị như sau:
-
Truyền dịch, tiêm thuốc chống nôn và thường xuyên khám để điều trị các triệu chứng.
-
Cho mèo uống thuốc đặc trị có chứa hoạt chất Maropitant hoặc được biết tới với cái tên cực kỳ rộng rãi như Cerenia.
-
Truyền dịch tĩnh mạch (IV) với chất điện giải để khử nước.
-
Lưu mèo lại bệnh viện để điều trị và theo dõi.
4. Cách điều trị mèo bị nôn tại nhà
Nếu như chú mèo nhà bạn chỉ bị nôn ở dạng nhẹ, không lờ đờ, sụt cân,...thì bạn có thể áp dụng những cách điều trị ở nhà như sau:
-
Cho mèo uống nước theo từng đợt trong đó mỗi đợt cách nhau 20 phút. Cho uống liên tục trong vòng từ 3 - 4 giờ với lượng nước vừa phải. Sau bốn giờ mèo chưa nôn thì hãy cho mèo uống thêm mỗi lần một thìa nước.
-
Lựa chọn các loại thức ăn mềm như khoai tây, cơm, thịt gà không da hoặc các loại phô mai ít béo để cung cấp protein và tinh bột giúp cho mèo không thiếu chất dinh dưỡng mà mất sức
-
Mỗi lần cho mèo ăn với lượng thức ăn nhỏ, tránh ăn quá nhiều sẽ khiến cho mèo nôn ra thức ăn nhiều hơn.
-
Cách ly và theo dõi tình trạng bệnh của mèo để tránh cho mèo ăn phải thức ăn lạ đồng thời tránh không để mèo lây cho các bạn mèo khác.
Việc mèo nôn ói sẽ giảm dần nếu như các bạn ấy chỉ mắc phải các bệnh lý nhẹ và sau một tới hai ngày mèo có thể ăn uống được như bình thường. Tuy nhiên trường hợp mèo ói kèm theo việc chán ăn, mất sức thì tốt nhất bạn hãy đưa mèo đến với bệnh viện thú y gần nhất để thăm khám nhé.
5. Hướng dẫn cách phòng tránh mèo nôn, ói
Chúng ta vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì thế để phòng tránh việc mèo bị nôn, ói gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần có những phương án phòng tránh như sau:
-
Hạn chế cho mèo ra ngoài tự do để tránh ăn phải ăn thức ăn lạ.
-
Hạn chế cho mèo ăn uống quá nhiều mà phải tập cho bạn ấy thói quen ăn đúng giờ đồng thời theo dõi quá trình ăn uống cũng như bài tiết của mèo thật sát sao để có thể phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất. Từ đó có những phương án chữa bệnh tốt nhất.
-
Cung cấp các loại dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Chẳng hạn như sữa, vitamin, thức ăn hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, thức ăn chống tắc búi lông…
-
Nếu mèo nhà bạn bị ve rận hoặc bị nấm thì hãy sử dụng các loại thuốc của các cơ sở uy tín và thoa đúng hướng dẫn nhé. Trong quá trình thoa bạn phải tránh để mèo liếm phải vì chúng sẽ khiến cho mèo khó chịu, buồn nôn.
-
Thường xuyên sử dụng các loại thuốc trị giun sán theo lịch để giúp cho mèo có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
-
Đảm bảo cho mèo có được một môi trường sống sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn. Nếu bạn đang có ý định thử cho mèo ăn món mới hãy cho mèo ăn ít một và theo dõi hàng ngày để xem xét sự thay đổi nhé. Ngoài ra hãy trộn thức ăn cũ hàng ngày với thức ăn mới để mèo có thể quen dần.
-
Nếu bạn đi xa phải gửi mèo tại các khách sạn chó mèo thì hãy lựa chọn một địa chỉ uy tín như khách sạn FagoPet để mèo cưng được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất nhé.
Mèo bị nôn là một trường hợp mà chúng ta rất hay gặp vì thế nếu bạn không rõ vì sao mèo của mình bị nôn hoặc đã thử một số cách chữa trị ở nhà bên trên mà mèo không có dấu hiệu đỡ thì tốt nhất hãy đưa các bạn ấy đến gặp bác sĩ thú y nhé. Chúc cho bé mèo của bạn luôn luôn khỏe mạnh.