Mèo Bị Rận Tai | Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị 

 

Rận tai mèo là một loại bệnh ký sinh rất phổ biến của loài mèo. Tuy nó không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cho bé cưng lúc nào cũng cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vậy dấu hiệu của căn bệnh này thế nào? Nguyên nhân và cách chữa trị ra sao? 

Chúng ta hãy cùng FagoPet khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

1. Dấu hiệu mèo bị rận tay

rận tai mèo

Khi mèo bị rận tai thì chúng sẽ có những biểu hiện cực kỳ rõ ràng khi chúng ta quan sát và để ý tới hành vi cũng như cơ thể của mèo. Do rận sinh sống trong tai mèo có kích thước rất nhỏ bé nên bạn sẽ không thể quan sát bằng mắt thường mà chỉ có thể nhận qua các dấu hiệu như sau:

  • Mèo hay lắc đầu.

  • Mèo gãi tai.

  • Ráy tai mèo có màu sẫm hoặc bị rỉ ra từ hai tai (có mùi hôi và trông khá giống bã cà phê).

  • Mèo hay gãi cả những bộ phận khác ở trên cơ thể nên chúng thường hay bị xước xát.

2. Nguyên nhân gây rận tai mèo

2.1. Nguyên nhân phổ biến 

rận tai mèo

Rận tai mèo là một căn rất dễ lây lan do vậy chú mèo cưng của bạn có thể bị lây nhiễm căn bệnh này do:

  • Tiếp xúc gần với những chú mèo khác hoặc những loài động vật khác có rận tai.

  • Lây nhiễm từ mèo mẹ truyền sang mèo con.

Tuy nhiên rận tai không lây qua người

2.2. Nguyên nhân khác

rận tai mèo

Nguyên nhân này thường không được nhiều người quan tâm nhưng nó cũng khiến cho bệnh rận tai mèo xuất hiện ngày càng nhiều đó. Và nguyên nhân ấy chính là do chúng ta gửi thú cưng tại những khách sạn chó mèo không được vệ sinh, sát khuẩn tốt. Khi ấy chỉ cần một chú cún cưng chó, mèo nào đó có rận là đã khiến cho tất cả các bạn thú cưng khác sinh sống trong khách sạn đều bị lây nhiễm theo.

Đây là điều cực kỳ nghiêm trọng bởi hiện nay với guồng quay công việc, xã hội và các mối quan hệ thì ba mẹ chắc hẳn sẽ không thể lúc nào cũng ở kè kè bên cạnh bé yêu của mình 24/7 được đúng không nào? Sẽ có những ngày ba mẹ phải đi xa nhà. Vì thế gửi bé cưng của mình ở khách sạn chó mèo là giải pháp được xem như an toàn tuyệt đối.

Nhưng với những khách sạn không vệ sinh, sát khuẩn thì đó lại là nguyên nhân khiến cho mèo của bạn có rận đó. Vì thế hãy đặc biệt chú ý tới vấn đề này nhé.

3. Cách ngăn ngừa mèo bị rận tai

Với 2 nguyên nhân khiến cho mèo nhà bạn bị nhiễm căn bệnh này thì chúng ta cũng sẽ có 2 cách để ngăn ngừa bệnh xuất hiện trên mèo. Cụ thể như sau:

3.1. Cách ngăn ngừa phổ biến

rận tai mèo

Người xưa thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh do đó trước khi tìm cách trị rận tai cho mèo thì chúng ta phải cùng nhau ngăn ngừa căn bệnh đó. Và dưới đây là một số cách ngăn ngừa phổ biến nhất:

  • Do rận tai là căn bệnh dễ lây truyền nên tất cả các vật nuôi trong gia đình của bạn cần phải được điều trị ngay khi chỉ có một hoặc hai thú cưng có triệu chứng của căn bệnh này.

  • Môi trường sống cần phải được giữ gìn sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên các món đồ mèo hay dùng như chuồng ở, đồ chơi, chăn…bằng nước nóng sau đó sấy nóng chúng cho tới khi khô hoàn toàn.

  • Sử dụng thuốc Selamectin (nhỏ gáy) để phòng ngừa bệnh rận tai mèo vì loại thuốc này không chỉ để chữa, ngừa rận tai mà còn giúp tiêu diệt bọ chét cùng các loại giun sán khác ở đường ruột.

  • Do bàn chai sau của mèo cũng là nơi nguy hiểm ẩn chứa những mầm mống của ve rận còn sót lại sau khi chúng dùng chân để gãi tai do vậy hãy thường xuyên phun các thuốc có chứa Fioronil như Barricade, Frontline hay Effipro….lên 2 bàn chân sau để bảo vệ mèo.

3.2. Cách ngăn ngừa khác

rận tai mèo

Nếu bạn phải đi công tác xa nhà và cần tìm một địa chỉ gửi thú cưng chất lượng thì hãy đến ngay với khách sạn chó mèo FagoPet. Với nhiều ưu điểm thì FagoPet chính là sự lựa chọn hoàn hảo để mèo của bạn có một cơ thể khỏe mạnh cũng như ngăn ngừa tình trạng lây lạn rận mèo do mất vệ sinh một cách hiệu quả.

  • Đầu tiên có thể nói FagoPet chính là một khách sạn thú cưng có cơ sở vật chất khang trang hiện đại bậc nhất hiện nay ở Sài Gòn. Với hệ thống phòng ốc được bố trí sạch sẽ, gọn gàng, được vệ sinh khử khuẩn trước khi bé mèo của bạn đến sinh sống sẽ loại bỏ hoàn toàn có loại vi khuẩn, ký sinh trùng, rận, bọ chét bám dính trên chăn gối, đồ chơi của mèo.

  • Hàng ngày đội ngũ nhân viên chăm sóc của FagoPet sẽ dọn dẹp vệ sinh và phun khử khuẩn xung quanh chuồng trại để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.

  • Trước khi nhận mèo đến khách sạn chăm sóc thì FagoPet sẽ có những bước thăm khám kỹ càng nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như để tách những chú mèo đang bị nhiễm bệnh ở một nơi riêng biệt.

  • FagoPet có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thường xuyên kiểm tra, thăm khám để phát hiện những bất thường trên cơ thể mèo để từ đó đưa ra những phương án chữa trị kịp thời.

4. Cách trị rận tai mèo

Nếu như không may mắn mèo của bạn bị nhiễm rận tai thì hãy áp dụng ngay một số cách trị rận tai mèo dưới đây:

4.1. Chích thuốc

Đây là một phương án đơn giản và hiệu quả nhất để trị rận tai mèo tuy nhiên lúc này chúng ta cần phải có sự hỗ trợ của các bác sĩ thú ý. Ngoài ra việc chích thuốc cũng chí áp dụng cho những bạn mèo khỏe mạnh trên 6 tháng tuổi còn đối với mèo con thì không được áp dụng phương pháp này. Mèo sau khi chích thuốc 1 tuần bạn sẽ không được tắm. 

Tuy nhiên việc thường xuyên chích thuốc để trị rận sẽ có ảnh hưởng đến gan thận của các bé do vậy bạn có thể áp dụng những cách trị rận tai cho mèo tại nhà bên dưới nhé.

4.2. Sử dụng thuốc nhỏ tai

rận tai mèo

Đây là phương pháp được nhiều người ưa chuộng vì sự đơn giản, dễ làm của mình. Một số loại thuốc trị rận tai cho mèo hiệu quả là dexoryl hay otoklen….

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết và mở sẵn chúng như: bông, tăm bông, nước muối sinh lý và thuốc nhỏ tai.

  • Với những chú mèo có quá nhiều ráy tai thì chúng sẽ chặn thuốc lại và khiến cho thuốc không thể đi sâu vào trong lỗ tai do vậy trước khi nhỏ thuốc bạn hãy dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai sau đó dùng tăm bông thấm qua nước muối sinh lý để lau rửa tai cho mèo.

  • Nhỏ thuốc: Cần đặt mèo ở vị trí thuận lợi với tay, giữ chặt không để mèo cử động sau đó nhỏ thuốc đúng theo liều lượng vào tai của mèo.

  • Dùng ngón cái và ngón trỏ xoa tai của mèo để cho thuốc ngấm sâu hơn.

  • Để cho mèo lắc đầu rồi để ráy tai trồi ra ngoài. Sử dụng bông để lau hết ráy.

Chú ý:

  • Không được ngoáy quá sâu khi dùng tăm bông bởi sẽ khiến cho mèo bị giật mình, động đậy và làm cho tai mèo bị tổn thương

  • Nếu bạn không thể giữ mèo ngồi yên bằng 1 tay thì hãy nhờ sự trợ giúp của người khác để mèo không bị trượt nhé.

  • Nên lặp đi lặp lại quy trình nhỏ thuốc 1 lần/ngày và cần kiên nhẫn tuân thủ ít nhất 3 tuần cho tới khi mèo khỏi hẳn.

  • Sẽ có một số bé mèo bị dị ứng với một số thành phần của thuốc và chúng sẽ bị mất thăng bằng cho dù màng nhĩ không bị tổn thương. Vì vậy hãy đưa mèo đến gặp các bác sĩ thú y ngay lập tức nhé.

  • Trường hợp mèo nghiêng đầu trong khi điều trị hoặc nếu bạn không đỡ khi điều trị quá lâu thì hãy đưa các bé đến bác sĩ thú y sớm nhất có thể nhé.

4.3. Sử dụng thuốc nhỏ gáy

rận tai mèo

Đây cũng là cách trị rận tai cho mèo tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Hãy sử dụng một số loại thuốc có chứa Salemectin như Revolution hay Stronghold để chữa rận tai cho mèo.

Cách sử dụng khá đơn giản khi bạn chỉ cần vuốt ngược lông mèo lên rổi nhỏ vào da ở vùng gáy sau cổ (giữa 2 xương vai) của mèo. Sau 1 - 2 ngày thuốc sẽ có tác dụng và hiệu quả được kéo dài lên 6 - 7 tháng nhé.

Chú ý:

  • Tuyệt đối không được để mèo liếm vào thuốc.

  • Không tắm cho mèo sau khi nhỏ thuốc trong vòng 1 tuần để thuốc phát huy hết tác dụng.

  • Không được sử dụng thuốc quá 1 lần/tháng.

  • Thuốc nhỏ gáy chỉ dùng cho những bé mèo trên 2 tháng tuổi.

Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị bệnh rận tai mèo. Chúc các bạn áp dụng thành công và có được những bé mèo thật khỏe mạnh nhé. Ngoài ra đừng quên lựa chọn khách sạn chó mèo tốt nhất cho mèo nhé. FagoPet chắc chắn là điểm đến lý tưởng dành cho mọi thú cưng,

Bài viết có hữu ích với bạn không?
Hữu ích
Không hữu ích

Fago Pet

26/1 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM

0929894774 Fagopet

info@fagopet.vn Fagopet

Bình luận Mèo Bị Rận Tai | Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị 
Bạn cảm thấy sản phẩm như thế nào?(chọn sao nhé)

Tuyệt vời

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Chưa tốt